Tìm việc làm với du học sinh tại Mỹ
Cách dễ nhất để làm việc hợp pháp là tìm việc trong khuôn viên của trường. Việc làm trong khuôn viên của trường phải hoặc ở trong những tòa nhà của trường (bao gồm các cơ sở kinh doanh hoạt động trong khuôn viên của trường như nhà hàng hay tiệm bán sách) hoặc ở một nơi ngoài khuôn viên của trường nhưng sáp nhập vào trường về mặt giáo dục. Tuy nhiên, du học sinh không thể nào lảm việc cho một công ty ở ngoài hoạt động trong khuôn viên của trường nếu công ty đó không cung cấp dịch vụ trực tiếp cho sinh viên. Thí dụ, một sinh viên có thể làm cho nhà hàng, nhưng không thể nào làm cho công ty xây dựng hoạt động trong khuôn viên của trường.
Công việc ngoài khuôn viên trường làm cho một tổ chức hay cơ quan sáp nhập với trường phải liên kết đến chương trình học của trường hay liên quan đến những dự án nghiên cứu được tài trợ bởi chính phủ. Việc làm phải là một phần của chương trình học.
Việc làm trong khuôn viên bị giới hạn 20 tiếng một tuần trong khóa học. Du học sinh được phép làm việc toàn thời gian trong những kỳ nghĩ lễ hay nghỉ hè. Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) có quyền cho phép một du học sinh làm việc trên 20 tiếng một tuần nếu họ nghĩ là trường hợp khẩn cấp cho phép điều đó. Nếu Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ cho phép một du học sinh làm việc trên 20 tiếng một tuần, họ sẽ đăng thông báo trong Federal Register (tạm dịch là Sổ bộ liên bang). Tuy nhiên, du học sinh vẫn phải chứng minh với viên chức nhà trường có tar1ch nhiệm rằng việc làm là cấn thiết để tránh tình trạng khốn khó về kinh tế gây ra bởi tình trạng khẩn cấp. Viên chức nhà trường sẽ ghi chú trên mẫu I-20 theo đúng với thông báo trong Federal Register.
Du học sinh đã hoàn tất việc học sẽ không được làm việc trong khuôn viên nhà trường ngoại trừ nếu đã được chấp thuận trong chuyện xin làm việc trong chương trình đào tạo thực hành (Practical Training).
Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) qui định rằng du học sinh có thể làm một công việc trong khuôn viên của trường nếu công việc đó không chiếm chỗ của thường dân Mỹ. Tuy vậy, Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) từ trước đến giờ vẫn luôn để nhà trường quyết định chuyện và chưa bao giờ ra thêm hướng dẫn giải thích cụ thể về vấn đề trên. Một vài bình luận gia cho là Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) sẽ can thiệp nếu có một người nào làm đơn khiếu nại hay than phiền, chẳng hạn như công đoàn. Tuy nhiên, nếu một công việc từ trước đến giờ luôn luôn dùng du học sinh thì công việc đó được xem như phù hợp với du học sinh với visa F-1 hay M-1.
Đối với một du học sinh đang chuyển trường, việc làm chỉ có thể được chấp thuận bởi trường học có quyền hạn trên hồ sơ SEVIS của du học sinh đó. Một du học sinh với visa F-1 lấn đầu không đươc làm việc quá 30 ngày trước khi khóa học bắt đầu.
Giống như các công ty khác, đại học bắt buộc phải kiểm chứng giấy phép đi làm trước khi thuê muớn một du học sinh cho công việc trong khuôn viên của trường. Điếu này có nghĩa là nhà trường phải tuân theo yêu cầu của mẫu đơn I-9 (Employment Eligibility Verification). Có một vấn đề là du học sinh được mướn có thẻ Social Security Number (SSN) hay không. Nhiều cơ quan, kể cả các trường đại học, yêu cầu nhân viên phải có thẻ Social Security Number (SSN). Tuy nhiên, thẻ Social Security Number (SSN) không bắt buộc khi điền mẫu I-9. Do đó, một trường đại học có thể bỏ qua việc đòi hỏi một du học sinh được mướn phải có thẻ Social Security Number (SSN) nếu điều đó không ảnh hưởng đến công nhân Hoa Kỳ. Tuy vậy, du học sinh vẫn phải nộp giấy tờ để nhận dạng (như hộ chiếu) và để kiểm chứng giấy phép làm việc (như mẫu I-20 và I-94).
Đại học phải làm gì đối với một du học sinh chưa có thẻ Social Security Number (SSN). Nhà trường vẫn phải trừ thuế theo luật để trang trải chi phí về Social Security (an ninh xã hội).
Trong quá khứ, không có thẻ Social Security Number không phải là một vấn đề lớn vì chỉ trong một vài ngày là Social Security Administration (SSA) đã cấp số thẻ Social Security Number (SSA). Việc làm trong khuôn viên của trường là một lý do chính đáng để xin thẻ Social Security Number (SSN). Tuy nhiên, kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2001, Social Security Administration (SSA) kiểm chứng giấy tờ và qui chế di trú với Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ trước khi cấp số thẻ Social Security Number. Social Security Administration cũng kiểm chứng vớI trường xem du học sinh có đăng ký học toàn thời gian hay không và có được phép làm việc trong khuôn viên nhà trướng hay không. Những thủ tục này khiến một du học sinh phải chờ đợi nhiều tuần lễ trước khi nhận được thẻ Social Security Number (SSN).
Làm việc ngoài khuôn viên của trường
Một trong những cách mà du học sinh có thể xin giấy phép đi làm là được nhận thực tập (Practical Training). Việc làm thực tập cho phép du học sinh đã học ít nhất một năm (tức 9 tháng) tìm việc làm ngoài khuôn viên của trường.
Có hai loại thực tập. Đó là thực tập trong chương trình (Curricular Practical Training viết tắt là CPT) và thực tập không bắt buộc (Optional Practical Training viết tắt là OPT).
CPT gồm có những chương trình nằm trong chương trình học. CPT bao gồm chương trình vừa học vừa làm, thực tập nội trú, giáo dục hợp tác hay các loại thực tập được đỡ đầu bởi các công ty có ký kết thỏa ước hợp tác với nhà trường.
OPT không liên hệ tới chương trình học và có thể kéo dài một năm toàn thời gian (hoặc hai năm bán thời gian) trong hay ngoài khuôn viên của trường.
CPT phải nằm trong bản liệt kê những môn học với số tín chỉ (credit) và tên người phụ trách trong ngành. Ngoài ra, phải có cả mục tiêu của môn học.
Du học sinh không bị giới hạn về số việc làm thực tập. Tuy nhiên, nếu một du học sinh đi làm trong chương trình CPT quá một năm thì không được xin OPT. Nếu du học sinh đó làm việc trong chương trình CPT chỉ có 364 ngày hay ít hơn thì vẫn có thể xin được OPT. Xin lưu ý là nếu du học sinh làm việc bán thời gian trong chuơng trình CPT kéo dài hơn một năm sẽ có thể không được xin OPT.
Nộp đơn xin CPT tương đối cởi mở đối với du học sinh với visa F-1. Du học sinh điền đơn I-538 và nộp cho viên chức nhà trường có trách nhiệm kèm theo bản sao I-20 và giấy nhận việc. Nếu viên chức này chấp nhận đơn xin, họ sẽ chứng nhận I-538 và gởi cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS). Họ sẽ ghi đằng sau mẫu I-20 câu như sau: “Full-time (or part-time) curricular practical training authorized for [employer’s name] at [location] for [date] to [date].” Câu đó tạm dịch như sau: “Việc làm thực tập toàn thời gian (hay bán thời gian) trong chương trình học được chấp thuận cho [tên của công ty] ở [địa chỉ] từ [ngày] đến [ngày].”
Sau đó, viên chức nói trên ký tên và ghi ngày trên mẫu I-20 và gởi trở lại cho du học sinh. Du học sinh không cần xin giấy phép đi làm trong chương trình CPT. Sau khi nhận được I-20 với ghi chú phía sau, du học sinh mới có thể bắt đầu việc làm thực tập trong chương trình học.
Chương trình thực tập không bắt buộc
Tiếng Mỹ gọi là Optional Practical Training (OPT). OPT cho phép du học sinh diện F-1 làm việc ngoài khuôn viên của trường để lấy kinh nghiệm thực hành trong ngành học của mình. Khác với chương trình thực tập trong chương trình (gọi là Curricular Practical Training hay CPT), OPT không nằm trong chuơng trình học .
Du học sinh có thể bắt đầu chương trình OPT trước hoặc sau khi tốt nghiệp. Du học sinh làm việc trong chuơng trình OPT trước khi tốt nghiệp có thể làm việc tối đa 20 tiếng một tuần trong niên học. Trong thời gian nghỉ lễ hay nghỉ hè, họ có thể làm việc toàn thời gian.
Du học sinh làm việc trong chương trình OPT sau khi tốt nghiệp có thể làm việc toàn thời gian. Chương trình OPT sau khi tốt nghiệp phải được hoàn tất trong vòng 14 tháng sau khi đương đơn tốt nghiệp.
Du học sinh có thể làm việc trong chuơng trình OPT tối đa là 12 tháng sau khi tốt nghiệp. Du học sinh làm việc trong chuơg trình OPT trước khi tốt nghiệp có thể làm việc tối đa 24 tháng do số giờ làm việc bị giảm đi phân nửa.
Chỉ những du học sinh bậc đại học mới có thể xin làm việc trong chương trình OPT. Du học sinh học ngoại ngữ, hay du học sinh bậc tiểu học hay trung học không thể xin làm việc trong chuơng trình OPT. Trong chương trình OPT, du học sinh chỉ có thể làm những việc liên quan đến ngành học của mình.
Qui định mới cho phép một du học sinh được xin thêm một năm chuơng trình OPT cứ mỗi lần học lên cao. Thí dụ, một du học sinh học xong bằng cử nhân (tức bằng tốt nghiệp đại học đầu tiên) có thể làm việc một năm trong chương trình OPT. Nếu người du học sinh đó học tiếp lên cao học (hay phó tiến sĩ) thì được thêm một năm chuơng trình OPT. Nếu người đó lại học tiếp lên tiến sĩ thì lại được thêm một năm chương trình OPT.
Chương trình OPT tự động chấm dứt khi du học sinh chuyển trường .
Muốn xin làm việc trong chương trình OPT, đương đơn phải nộp đơn cho viên chức nhà trường có trách nhiệm. Đơn xin gồm có mẫu I-538 và mẫu I-20. Nếu viên chức nhà trường có trách nhiệm đồng ý với đơn xin của đương đơn, họ sẽ chứng nhận trên mẫu I-538 rằng việc làm liên quan trực tiếp với ngành học và xứng với trình độ học vấn của đương đơn. Viên chức này cũng sẽ ghi ngày và ký tên phía sau mẫu I-20 để chứng minh rằng việc làm thực hành trong ngành học của đương đơn được đề nghị “toàn thời gian (hay bán thời gian) từ [ngày] đến [ngày]”. Sau đó, viên chức nói trên sẽ gửi trở lại cho đương đơn mẫu I-20 và gởi cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) giấy chứng nhận của nhà trường trên mẫu I-538.
Sau đó, đương đơn nộp cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) mẫu I-765 xin giấy phép đi làm cùng với bản sao của I-94 và I-20. Du học sinh chỉ có thể bắt đầu làm việc sau khi nhận được giấy phép đi làm. Giấy phép đi làm là một thẻ nhỏ giống như thẻ xanh hay bằng lái xe.
Du học sinh xin việc làm thực hành sau khi tốt nghiệp phải làm đơn xin với viên chức nhà trường có trách nhiệm trước khi hoàn tất chương trình. Đương đơn không được nôp đơn trong thời gian gia hạn (grace period) sau khi tốt nghiệp. Qui định mới bắt một du học sinh tìm việc thực hành trong thời gian nghỉ hè sau năm học đầu tiên phải nộp đơn tối thiểu 90 ngày trước khi hoàn tất năm học đầu tiên.
Du học sinh tìm việc làm thực hành trong ngành (OPT) có thể nộp đơn 120 ngày trước ngày dự tính làm việc. Theo qui định, Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) phải hoàn tất việc xét đơn xin giấy phép đi làm trong vòng 90 ngày.
Nếu Service Center xét đơn lâu hơn 90 ngày, du học sinh có thể xin giấy phép đi làm tạm ở văn phòng địa phương của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS).
Du học sinh có thể xin rút lại đơn xin giấy phép đi làm nếu công việc chưa bắt đầu. Nếu viên chức nhà trường có trách nhiệm đã xác nhận mẫu I-538 và đã gửi mẫu I-538, nhưng du học sinh chưa nộp đơn I-765, thì viên chức nhà trường sẽ gửi cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) một bản sao của mẫu I-538 với chữ “Cancelled” (Hủy bỏ) trên đó cùng với một bản sao của mẫu I-20 với chữ “Cancelled” (Hủy bỏ) ghi trong phần đề nghị của mẫu I-20.
Nếu đương đơn đã nộp mẫu I-765 thì đương đơn phải viết thư cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) để xin rút lại đơn. Nếu đương đơn đã được Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) cấp giấy phép đi làm nhưng công việc chưa bắt đầu thì đương đơn gửi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) giấy phép đi làm kèm theo thư xin hủy chương trình OPT.
Nếu công việc đã bắt đầu, đương đơn không thể xin lại thời gian được hưởng chương trình OPT. Nếu đương đơn đổi trường, đương đơn cũng sẽ bị mất thời gian được hưởng chương trình OPT.
Nếu đương đơn rờI khỏi Mỹ trong thời gian đơn I-765 đang chờ đợi sự cứu xét, Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) sẽ xem như đương đơn từ bỏ việc xin giấy phép đi làm.
Nếu đương đơn đã được cấp giấy phép đi làm thì đương đơn có thể đi du lịch ngoài nước Mỹ nếu viên chức nhà trường có trách nhiệm đã ký trên mẫu I-20 cho phép đương đơn du lịch trong vòng 6 tháng trước.
Trên lý thuyết, du học sinh diện F-1 có thể xin đóng dấu visa mới ở đại sứ quán hay lãnh sự quán Hoa Kỳ trước khi trở lại Mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế, điều đó giống như là một thử thách đối với du học sinh vì phải chứng minh những ràng buộc đối với quê nhà khi trở qua để đi làm thay vì tiếp tục việc học. Do đó, du học sinh nên nghĩ đến việc xin visa F-1 khác trước khi bắt đầu chương trình OPT.
(http://www.giupduhoc.com/chuyen-du-hoc/180-tim-viec-lam-voi-du-hoc-sinh-tai-my.html)