Nộp hồ sơ vào các trường Đại học Mỹ: Early or Regular Decision
Có nên nộp hồ sơ vào các trường Đại học, Cao đẳng ở Mỹ sớm hay không?
Sẽ không thể gọi là đủ khi bạn chỉ ra có bao nhiêu trường Cao đẳng và Đại học bạn muốn nộp đơn nhập học và sau đó điều chỉnh hồ sơ đăng ký để tăng khả năng được nhận vào học.
Bạn còn phải quyết định cách thức nộp hồ sơ: Early decision? Early action? Single choice early action? Regular decision?
Những cách thức nộp hồ sơ có nghĩa là gì
Bài viết này sẽ giải thích ý nghĩa của những cụm từ trên đồng thời giúp bạn lựa chọn cách thức nộp hồ sơ phù hợp.
Nộp hồ sơ vào các trường Đại học tại Mỹ theo cách thông thường (Regular Decision)
Như cái tên của nó, nhập học theo cách thức thông thường (Regular Decision) được xem là phương pháp chuẩn cho việc đăng ký học tại các trường đại học/cao đẳng Mỹ. Hầu hết các trường sẽ định hạn đăng kí nhập học vào khoảng ngày 1/1. Và bạn sẽ nhận được thư chấp thuận nhâp học vào giữa tháng 4.
Nhập học theo cách thông thường được khuyến nghị tại hầu hết các trường đại học Mỹ, nhất là khi bạn vẫn còn đang là học sinh trung học và đợi kết quả học kỳ 1 để nộp cho trường xem xét và chấp nhận.
Nộp hò sơ và không cam kết theo học (Early Action) vào các trường hay vào một trường duy nhất (Single choice early action)
Nộp hồ sơ sớm và không cam kết nhập hoc (Early Action) có nghĩa là bạn nộp hồ sơ đăng kí của mình trong năm cuối của bậc Trung học phổ thông, thường là nộp vào tháng 10 hay tháng 11, và như thế sẽ nhận được thông báo của trường Đại học vào khoảng tháng 12 hay tháng 1 năm sau. Những hồ sơ gửi sớm loại này không có yêu cầu ràng buộc, có nghĩa là nếu bạn được chấp thuận nhập học sớm, bạn cũng không bắt buộc phải đi học tại trường đó.
Bên cạnh đó, hình thức nộp hồ sơ sớm không ràng buộc vào một trường duy nhất (Single choice Early action) đồng nghĩa với viêc bạn gửi hồ sơ tới một trường đại học trên khung thời gian sớm trước hạn thông thường, và thông báo rõ cho trường về điều này. Thông báo cho nhà trường về việc bạn nộp hồ sơ sớm và chỉ vào trường đó mà thôi cho thấy mức độ mong muốn được học tập tại trường của bạn, và nhiều khả năng trường sẽ vui lòng chấp thuận hồ sơ xin hoc của bạn. Chấp thuận nhập học dưới hình thức này cũng không mang tính ràng buộc, và bạn có thể từ bỏ cơ hội học tập tại trường nếu bạn không muốn.
Thông thường, vào ngày 1/5, bạn cần phải xác nhận lại với nhà trường liệu bạn có thật sự sẽ theo học. Tính tới thời điểm đó, bạn sẽ có thêm thời gian để cân nhắc một số trường đại học khác bạn đã đăng kí.
Nộp hồ sơ sớm với ràng buộc theo học (Early Decision)
Cũng giống như hình thức nộp hồ sơ sớm không có cam kết ràng buộc, bạn sẽ phải gửi hồ sơ tới trường đại học từ kỳ đầu của năm học cuối bậc Trung học phổ thông. Tuy nhiên, cần cân nhắc tính chất ràng buộc của hình thức Early Decision này. Nếu nhận được hồ sơ chấp thuận nhập học từ phía nhà trường, bạn buộc phải rút lại toàn bộ các hồ sơ đăng ký tại các trường đại học khác và cam kết sẽ tham gia nhập học.
Early decision đem tới những lợi ích nhất định. Tỉ lệ học sinh đăng ký nhập học thành công vào trường mong muốn với hình thức này khá cao. Học sinh cũng có thêm nhiều thời gian chuẩn bị trước khi tới Mỹ và không phải lo lắng về bảng điểm học kỳ 2 của năm phổ thông cuối cấp. Tuy nhiên, cách duy nhất để từ chối nhập học tại trường là chứng minh được rằng hỗ trợ tài chính của nhà trường là không đủ cho bạn theo học. Bạn cần phải đưa ra các chứng cứ về tình trạng tài chính khó khăn của bản thân, mà điều này thật ra không hề dễ dàng.
Nộp hồ sơ vào các trường không có hạn định về thời gian (Rolling Admission)
Nếu đã hết tháng 4 mà bạn vẫn chưa nhập được hồi âm từ những trường đại học bạn lựa chọn, hãy cân nhắc việc xin nhập học muộn tại những trường có chính sách “nhập học quanh năm” (Rolling Admission).
Các trường này sẽ xem xét bản hồ sơ của bạn khi bạn gửi đến, vào khoảng tháng 10 hoặc tháng 5, và theo dõi tình hình các lớp học của họ, xem khi nào thì có thể xếp lớp cho bạn. Đây cũng là một cơ hội tốt đối với những sinh viên quốc tế có quyết định du học Mỹ trễ so với các hạn định thông thường (Song, cũng cần lưu ý là sinh viên không được khuyến khích gửi hồ sơ xin học muộn. )
Thực tế hiện nay các sinh viên thường cạnh tranh lẫn nhau bằng việc lựa chọn một trong những lựa chọn nộp hồ sơ sớm như trên, điều này gây nên sự ngỡ ngàng cho các Phòng Tuyển sinh cũng như của các trường trung học. Những sinh viên đã được chấp thuận đơn xin nhập học thường không để ý đến việc học tập còn lại của mình. Kết quả là, nhiều trường đại học, đáng chú ý là trường Havard, đã từ chối những hồ sơ xin nhập học sớm và sử dụng thời hạn nộp hồ sơ cho những sinh viên có nhu cầu.
Tuy nhiên, có nhiều trường vẫn còn chấp nhận hồ sơ xin nhập học sớm. Nếu bạn sử dụng những lựa chọn này một cách hợp lý thì các trường sẽ hỗ trợ việc xử lý hồ sơ một cách thuận lợi hơn nhằm giúp bạn có thể được nhận vào học ở trường mà bạn mong muốn.
(Theo Universitylanguage.com)